Thiết lập SMTP cho WordPress không dùng Plugin
Thông thường, các hosting sẽ chặn hàm mail() vì các lý do liên quan đến bảo mật. Nhưng website của bạn không thể không có chức năng gửi email. Trường hợp này bạn phải gửi thông qua SMTP (Gmail, Mailgun, Amazon SES,…).
Với WordPress hiện nay đã có rất nhiều plugin cho phép bạn Setup SMTP, bạn chỉ cần cài đặt plugin, thiết lập các thông số liên quan đến SMTP là xong.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp bạn không muốn sử dụng plugin thì phải làm như thế nào?
Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn cách thiết lập SMTP cho WordPress không dùng plugin.
Trước khi vào thiết lập, bạn cần phải có thông tin SMTP. Bạn có thể dụng Gmail, Mailgun hoặc bất kỳ SMTP nào (Miễn sao nó ổn định và vào inbox cao)
Tiếp theo, bạn hãy mở file functions.php
trong theme bạn đang sử dụng và chèn đoạn code sau:
<?php add_action( 'phpmailer_init', 'send_smtp_email' ); function send_smtp_email( $phpmailer ) { $phpmailer->isSMTP(); $phpmailer->Host = ''; //Nhập SMTP Host $phpmailer->SMTPAuth = ''; //Nhập SMTP Auth. Giá trị true hoặc false $phpmailer->Port = ''; //Nhập SMTP Port. 587, 465 hoặc 25 $phpmailer->Username = ''; //Nhập SMTP Username $phpmailer->Password = ''; //Nhập SMTP Password $phpmailer->SMTPSecure = ''; //Nhập SMTP Secure. Giá trị tls hoặc ssl $phpmailer->From = ''; //Nhập From Email. Email gửi khi khách nhận được $phpmailer->FromName = ''; //Nhập From Name. Tên người gửi khi khách hàng nhận được } ?>
Để test bạn có thể sử dụng hàm wp_mail()
để test xem có nhận được email hay không hoặc sử dụng plugin Contact Form 7.
Kết luận
Trên đây tôi đã hướng dẫn bạn cách thiết lập SMTP cho WordPress không dùng plugin. Đây chỉ là kỹ thuật nhỏ. Nhưng hy vọng nó có ích với bạn.
Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy comment phía dưới bài viết này.