Thiết lập cấu hình cần thiết trong Laravel
Trong bài này tôi sẽ hướng dẫn bạn cách thiết lập các cấu hình trong Laravel Framework để dự án hoạt động tốt.
Thiết lập quyền ghi thư mục
Trong Laravel bạn cần phải cấp quyền ghi cho một số thư mục sau:
- storage
- bootstrap/cache
Nếu bạn dùng Linux, hãy tham khảo các câu lệnh sau:
Nếu dùng Nginx
chown -R nginx:nginx storage
chown -R nginx:nginx bootstrap/cache
Nếu dùng Apache
chown -R apache:apache storage
chown -R apache:apache bootstrap/cache
Thiết lập cấu hình cơ bản
Tạo Application Key
Nếu bạn cài đặt Laravel từ đầu hệ thống sẽ tự động tạo Application Key, trong trường hợp bạn cài đặt source code từ nguồn khác hãy tự tạo Application bằng câu lệnh sau:
php artisan key:generate
Thiết lập múi giờ
Bạn mở file config/app.php và sửa lại như sau:
'timezone' => 'Asia/Ho_Chi_Minh'
Thiết lập môi trường
Laravel cho phép thiết lập môi trường cho ứng dụng như: Môi trường sản phẩm, phát triển, kiểm thử,…
Để thiết lập, bạn vui lòng mở file .env
APP_ENV=local APP_DEBUG=true
Tại đây bạn có thể thay đổi 2 tham số:
- APP_ENV: Thiết lập môi trường (local, production, staging,…)
- APP_DEBUG: Bật tắt chế độ debug
Thiết lập cơ sở dữ liệu
Các thiết lập liên quan đến CSDL sẽ được thiết lập trong file .env hoặc config/database.php. Bạn có thể thiết lập kết nối với MySQL, SQLite, SQL Server,…
Mặc định sẽ được thiết lập kết nối với MySQL. Bạn có thể thay đổi bằng cách sửa DB_CONNECTION trong file .env:
DB_CONNECTION=mysql DB_HOST=127.0.0.1 DB_PORT=3306 DB_DATABASE=laravel DB_USERNAME=root DB_PASSWORD=
Chuyển chế độ hệ thống
Để bật chế độ bảo trì hệ thống, bạn chỉ cần chạy lệnh sau ở giao diện dòng lệnh (Command Line):
php artisan down
Lúc này, tất cả các link trên hệ thống khi truy cập sẽ có giao diện như sau:
Nếu muốn sửa giao diện này, bạn sửa file: resources/views/errors/503.blade.php (Nếu chưa có sẵn hãy tạo folder errors và file 503.blade.php)
Để bật lại chế độ hoạt động, hãy chạy câu lệnh sau:
php artisan up
Kết luận
Trên đây, tôi đã hướng dẫn bạn cách thiết lập một số thông tin cần thiết cho dự án Laravel. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào hãy comment phía dưới bài viết này.